CÂU HỎI PHỎNG VẤN DU HỌC NEW ZEALAND
Xin Visa du học New Zealand không thường xuyên bị phỏng vấn. Cơ quan Di trú New Zealand (Immigration New Zealand – INZ) về cơ bản xét Visa dựa trên những giấy tờ đã được nộp trước đó. Việc phỏng vấn chỉ xảy ra đối với những trường hợp đặc biệt, ví dụ: chuyển ngành nghề đột ngột (đang học ngành A ở Việt Nam, giờ đi du học New Zealand lại chọn ngành B khác xa với ngành A), tài chính (các giấy tờ chưa rõ ràng, chưa thuyết phục), hồ sơ đến từ những vùng miền “bị chú ý”: Hải Phòng, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh…- nơi từng có người trước đây làm hồ sơ giả.
10 câu hỏi thường gặp
1. What are you studying/doing in Vietnam? – Bạn đang học/làm gì ở Việt Nam?
2. Why do you choose to study abroad and Why New Zealand? – Tại sao bạn chọn đi du học và chọn New Zealand?
3. Which institution (University/Institute/School) are you going to study at? What is your chosen program/course?
4. Where is your campus? – Trường bạn nằm ở đâu?
5. Why do you choose this institution? Why do choose this program? – Tại sao bạn chọn trường này? Tại sao bạn chọn ngành này?
6. Can you name some of the subjects of your course? – Bạn có thể kể tên một vài môn học chứ?
7. How long is your course? – Chương trình học của bạn bao lâu?
8. How much does your tuition fee per year cost? – Học phí một năm khoá học của bạn là bao nhiêu?
9. How much is your living cost? – Sinh hoạt phí (một năm) của bạn là bao nhiêu?
10. Who is your financial sponsor? What do they do? – Ai là người bảo trợ tài chính cho bạn? Họ làm gì?
Ngoài 10 câu hỏi ở trên, bạn cũng hết sức lưu ý với 2 câu hỏi nữa mà INZ có thể hỏi: Do you want to work during your study period?- Bạn có muốn làm việc trong quá trình học hay không? và: Will you stay in New Zealand after graduation? – Bạn sẽ ở lại New Zealand sau khi tốt nghiệp chứ? Đây được coi là những câu hỏi mang tính “gài bẫy”, bạn cần tỉnh táo. Họ muốn thử lòng xem bạn đi du học thật hay chỉ muốn qua để làm thêm và ở lại. Đành rằng ai đi du học cũng mong muốn điều đó, nhưng không phải vì thế mà bạn bị xa đà vào mục đích khác. Dù gì đi nữa, hãy nhớ du học là cần phải học trước đã. Trong trường hợp bị hỏi như vậy, bạn hãy trả lời: I know a bit about that all, however, at this stage I just try my best to focus on my study. It’s always my priority. – Tôi biết đôi chút về những điều này (được làm thêm trong quá trình học, được ở lại đến 3 năm sau khi tốt nghiệp), tuy nhiên, lúc này tôi chỉ muốn cố gắng hết sức tập trong vào việc học. Đó luôn là ưu tiên của tôi.
Tóm lại, bạn đừng quá căng thẳng về việc có bị phỏng vấn hay không. Ngay cả khi bị gọi điện, hãy bình tĩnh và thả lỏng người ra, ráng lắng nghe kỹ các câu hỏi và trả lời rõ ràng, súc tích. Thậm trí, nếu bạn nhận đựọc cuôc gọi từ INZ mà đang phải chạy xe ngoài đường, và vì văn phòng xét hồ sơ Student Visa ở Mumbai – Ấn Độ, nên người xét có thể là người Ấn, tiếng Anh khó nghe, bạn có thể yêu cầu họ gọi lại cho mình vào một thời điểm thuận lợi (dĩ nhiên cũng phải phù hợp cho họ trong giờ hành chính – Ấn độ đi sau Việt Nam 2 giờ).
Hi vọng bạn sẽ không bị phỏng vấn, và Visa của bạn sẽ được cấp rất nhanh.
Để yên tâm về thủ tục hồ sơ, liên hệ APACO để được tư vấn